DU HỌC NGHỀ HAY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG?

Xuất khẩu lao động và Du học nghề là hai khái niệm không còn mới lạ, tuy nhiên khi tìm kiếm thông tin với mục đích ra nước ngoài học tập và làm việc, nhiều bạn trẻ vẫn còn sự nhẫm lẫn. Sự mập mờ về thông tin sẽ khiến bạn bối rối và dễ rơi vào hoàn cảnh mất chi phí do thiếu hiểu biết. Bài viết sẽ cũng cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về hai chương trình nói trên, giúp bạn định hướng được lộ trình học tập cũng như làm việc của mình khi có dự định tới Đức.

I. Về khái niệm

– Du học nghề:  là hoạt động lựa chọn một đất nước khác học nghề nhằm chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết theo chương trình đào tạo được công nhận để người học có thể tự tạo việc làm, kiếm việc, nâng cao năng lực chuyên môn sau quá trình đào tạo.

– Xuất khẩu lao động: là hoạt động người lao động di chuyển ra nước ngoài với mục đích trao đổi sức lao động với người sử dụng lao động trên cơ sở thỏa thuận hợp pháp về nội dung công việc, tiền công và thời hạn lao động.

II. Về mặt pháp lý

– Du học nghề hiện nay được cả Đức và Việt nam khuyến khích do nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực thông qua đào tạo có chất lượng cho thị trường lao động của Đức.

– Xuất khẩu lao động: Mặc dù Đức có chính sách mở cho lao động Việt Nam đã qua đạo tạo trong nước có thể sang Đức làm việc, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chưa một đơn vị nào được Bộ lao động cho phép tổ chức đưa người lao động Việt Nam sang Đức làm việc.

III. Về chương trình:

– Du học nghề: Thanh niên Việt Nam tốt nghiệp THPT trở lên sẽ phải dành từ 3-3,5 năm tại trường nghề và thực hành tại Doanh nghiệp để hoàn thành chương trình và được cấp bằng Nghề của Đức.

– Xuất khẩu lao động: Người lao động có trình độ Trung cấp nghề trở lên có thể xin công nhận bằng cấp của Đức và xin Thị thực lao động.

IV. Về tài chính:

– Du học nghề: người học được tài trợ chi phí đào tạo cũng như trả lương học nghề từ 900-1200 euro/ 1 tháng đủ để trả tiền sinh hoạt trong toàn khóa học.

– XKLĐ: Người lao động được trả lương làm việc theo thỏa thuận. Đối với lao động có bằng nghề từ 2100-2500 euro/ 1 tháng. Lao động trình độ Đại học từ 3000 euro/ 1 tháng.

V. Đánh giá chung

Du học nghề:

– Điểm thuận lợi là người học được đào tạo bài bản, chỉ cần Tốt nghiệp THPT ở Việt Nam đã đủ điều kiện sang Đức học nghề. Sau khi TN người lao động rất dễ để có được việc làm, Bằng cấp được công nhận toàn châu Âu.

– Khó khăn: Khóa học kéo dài 3 – 3,5 năm, sau đó mới có thể ra thị trường việc làm kiếm thu nhập.

Xuất khẩu lao động:

– Điểm thuận lợi: Được đi làm ngay với mức lương xứng đáng với công sức lao động.

– Khó khăn: Chưa có đơn vị chính thông nào được Bộ Lao động cho phép tổ chức, vì vậy rủi ro sẽ cao cho người lao động.

+ Phải trải qua quá trình thẩm định bằng cấp tương đương với chương trình đào tạo của Đức.

+ Người lao động khó xin được việc làm tại Đức hoặc trình độ không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động trong quá trình làm việc.

+ Có thời hạn thử việc.

Trên đây là một vài đánh giá tổng quan giúp bạn lựa chọn tốt nhất con đường phát triển sự nghiệp của mình trong tương lai.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *